Nhân tố then chốt trong phát triển kết cấu kính nền là độ rắn hay độ cứng tương đối, và đây cũng chính là điểm phân biệt với sản phẩm kính quang học. Ngoài ra, đứng trên quan điểm hiệu quả sản xuất và yêu cầu chất lượng, nhà sản xuất cần phải bám sát những tính chất khá mâu thuẫn lẫn nhau như điểm nóng chảy thấp, nhiệt độ chuyển hóa cao, kiềm thấp, tính sáng bóng..v.v.. Với việc hiểu cặn lẽ tác động của các nhân tố kích thích lên các loại cấu trúc mắt lưới khác nhau, nhà sản xuất có thể tiến hành thiết kế kết cấu phù hợp trong một thời gian ngắn.

Để sản xuất kính nền cho đĩa từ, cần phải khử bóng khí và vật liệu ngoại lai trong kính ở mức độ thấp hơn 1 đến 2 con số so với kính quang học. Ngoài ra, nhờ những tiến bộ công nghệ và kĩ thuật sản xuất trong đúc kính các năm gần đây, các nhà sản xuất đã cải tiến sản xuất theo hướng giảm độ dày của chi tiết đúc và tăng độ phẳng, từ đó nâng cao đáng kể hiệu quả sản xuất do giảm được khối lượng công việc trong quá trình hoàn thiện sản phẩm.
Tận dụng công nghệ gia công cơ khí các vật liệu dễ vỡ thu được trong quá trình gia công ống kính quang học hay đúc các vật liệu siêu cứng và vật liệu gốm, các nhà sản xuất đã hoàn toàn loại bỏ khâu gia công cơ khí bằng cách sử dụng hạt mài mòn trong tất cả các giai đoạn gia công thô và gia công hoàn thiện. Nhờ đó, không chỉ giảm được độ nhiễm bẩn của sản phẩm mà còn hạn chế đáng kể lượng vật liệu lãng phí trong quá trình sản xuất.
Phạm Vũ Chí Thắng (sưu tầm và biên tập)